Công nhận danh hiệu “Người có công đưa nghề mới về địa phương”
0:00 / 0:00
Giọng nữ Ngọc Hoa
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản

1. Trình tự thực hiện:

Cá nhân nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đang làm việc trước ngày 15/02 năm tổ chức xét công nhận.

Công chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và trả lời bằng văn bản trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa các tài liệu trong hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hướng dẫn cá nhân hoàn thiện và nộp lại chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản hướng dẫn.

UBND cấp huyện thành lập hội đồng xét công nhận cấp huyện. Hội đồng xét công nhận cấp huyện có trách nhiệm xét chọn, lập danh sách những cá nhân đủ tiêu chuẩn theo quy định, tổng hợp và gửi hồ sơ đề nghị lên hội đồng cấp tỉnh (Chi cục Phát triển nông thôn - cơ quan thường trực hội đồng cấp tỉnh) trước ngày 30/4 năm tổ chức xét công nhận. Địa chỉ: số 60 đường Lê Thị Trung, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến hoặc trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận một cửa kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ. Nếu trường hợp hồ sơ không đủ thành phần hồ sơ, thông báo ngay bằng Biểu mẫu của Bộ phận một cửa và nêu rõ lý do.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường điện tử: Bộ phận một cửa xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, thông báo ngay bằng Biểu mẫu của Bộ phận một cửa và nêu rõ lý do.

Bước 3: Thẩm định

UBND tỉnh thành lập hội đồng xét công nhận cấp tỉnh. Hội đồng cấp tỉnh có trách nhiệm họp thẩm định, xét duyệt hồ sơ và lập danh sách, tổng hợp hồ sơ các cá nhân đủ tiêu chuẩn gửi về Ban Thi đua Khen thưởng (Sở Nội vụ) trước ngày 30/6 năm tổ chức xét công nhận để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, ra quyết định công nhận danh hiệu

Bước 4: Trả kết quả

Đến ngày hẹn tổ chức, cá nhân đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả hoặc nhận kết quả tại nhà (nếu tổ chức, cá nhân đăng ký dịch vụ chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại địa chỉ yêu cầu).

2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Chi cục Phát triển nông thôn.

- Trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu hoặc qua môi trường mạng.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

1. Hồ sơ đề nghị xét công nhận của cá nhân (01 bộ) bao gồm:

- Bản sao Căn cước công dân;

-  Bản khai thành tích đề nghị xét công nhận danh hiệu theo  Mẫu số 1  (Phụ lục kèm theo) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang hoạt động về chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước; thời gian làm nghề tại địa phương; thời gian du nhập nghề đến địa phương hoặc thời gian nghề truyền thống bị mai một ở địa phương;

 2. Hồ sơ của Hội đồng cấp huyện trình Hội đồng cấp tỉnh (01 bộ) bao gồm:

a) Hồ sơ cá nhân đề nghị xét công nhận theo quy định gồm:

- Bản sao Căn cước công dân;

- Bản khai thành tích đề nghị xét công nhận danh hiệu theo  Mẫu số 1  (Phụ lục kèm theo) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang hoạt động về chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước; thời gian làm nghề tại địa phương; thời gian du nhập nghề đến địa phương hoặc thời gian nghề truyền thống bị mai một ở địa phương;

b) Tờ trình của Hội đồng cấp huyện theo  Mẫu số 3  (Phụ lục kèm theo);

c) Danh sách đề nghị xét công nhận danh hiệu “Người có công đưa nghề mới về địa phương” theo  Mẫu số 5  (Phụ lục kèm theo);

d) Biên bản họp Hội đồng theo  Mẫu số 6  (Phụ lục kèm theo);

đ) Phiếu bầu của thành viên Hội đồng theo  Mẫu số 4  (Phụ lục kèm theo);

e) Quyết định thành lập Hội đồng xét công nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương”, “Thợ giỏi tỉnh Bình Dương”, “Người có công đưa nghề mới về địa phương” cấp huyện.

3. Hồ sơ của Hội đồng cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (01 bộ) bao gồm:

a) Hồ sơ cá nhân đề nghị xét công nhận theo quy định gồm:

- Bản sao Căn cước công dân;

- Bản khai thành tích đề nghị xét công nhận danh hiệu theo Mẫu số 1 (Phụ lục kèm theo) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang hoạt động về chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước; thời gian làm nghề tại địa phương; thời gian du nhập nghề đến địa phương hoặc thời gian nghề truyền thống bị mai một ở địa phương

b) Tờ trình của Hội đồng cấp tỉnh theo Mẫu số 3 (Phụ lục kèm theo);

c) Danh sách đề nghị xét công nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương”, “Thợ giỏi tỉnh Bình Dương”, “Người có công đưa nghề mới về địa phương” theo Mẫu số 5 (Phụ lục kèm theo);

d) Biên bản họp Hội đồng cấp tỉnh theo Mẫu số 6 (Phụ lục kèm theo);

đ) Phiếu bầu của thành viên Hội đồng theo Mẫu số 4 (Phụ lục kèm theo);

e) Văn bản công nhận tác phẩm có đạt trình độ kỹ thuật cao của Hội đồng cấp tỉnh đối với trường hợp người đề nghị công nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương” không có điều kiện tham gia cuộc thi, hội chợ triển lãm;

g) Quyết định thành lập Hội đồng xét công nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương”, “Thợ giỏi tỉnh Bình Dương”, “Người có công đưa nghề mới về địa phương” cấp tỉnh.

+ Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

4. Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 51 ngày làm việc

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương

+ Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; các hiệp hội ngành nghề tỉnh

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính       

8. Phí, lệ phí (nếu có): không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Có
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có):

Người có đủ tiêu chuẩn sau đây được xét công nhận danh hiệu “Người có công đưa nghề mới về địa phương”:

1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng.

2. Nghề mới được du nhập vào tỉnh là nghề ở tỉnh Bình Dương chưa có và đáp ứng các tiêu chí sau:

- Nghề mới có thời gian du nhập và phát triển ổn định từ 2 năm trở lên;

- Quy mô về lao động tối thiểu đối với nghề phải đạt từ 100 người trở lên hoặc có thể nhân rộng ra từ 30 hộ gia đình trở lên hoặc đối với những nghề mang tính chất đặc thù (sử dụng ít lao động) thì phải được Hội đồng cấp tỉnh thẩm định, công nhận.

- Nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt, sản phẩm tạo ra phải được thị trường chấp nhận; thu nhập của người lao động làm việc trong ngành nghề mới phải bằng hoặc lớn hơn mức thu nhập trung bình của các nghề khác đã có tại địa phương.

3. Người có công khôi phục và phát triển nghề truyền thống trước đây của tỉnh Bình Dương đã có nhưng bị mai một từ 20 năm trở lên và đáp ứng các tiêu chí sau:

- Nghề được khôi phục, phát triển ổn định từ 2 năm trở lên;

- Nghề được khôi phục mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt, sản phẩm tạo ra phải được thị trường chấp nhận; thu nhập của người lao động làm việc trong ngành nghề mới phải bằng hoặc lớn hơn mức thu nhập trung bình của các nghề khác đã có tại địa phương.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

+ Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ về Quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

+ Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét công nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương”, “Thợ giỏi tỉnh Bình Dương”, “Người có công đưa nghề mới về địa phương” trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Liên hệ
Phòng Hành chính - Tổng hợp
  • Bà : Nguyễn Thị Hồng Trúc  
  • 0902 617 351
Phòng KTHT - PTNT
  • Ông : Lê Châu Ân
  • 0918 242 498
 

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở, nông dân trong tỉnh đã tích cực đưa sản phẩm lên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm. Công ty TNHH TM-DV Hiếu Hằng (Công ty Hiếu Hằng), xã An Long, huyện Phú Giáo, chuyên sản xuất yến, là một điển hình. Việc ứng dụng nền tảng số đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho công ty.


  • Kỹ thuật nuôi cá tai tượng sinh sản
  • Vệ sinh và Thay nước cho hồ cá cảnh
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0