1 Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ trì liên kết (chủ đầu tư) dự án liên kết nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến hoặc trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Chi cục Phát triển nông thôn.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận một cửa kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ. Nếu trường hợp hồ sơ không đủ thành phần hồ sơ, thông báo ngay bằng Biểu mẫu của Bộ phận một cửa và nêu rõ lý do.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường điện tử: Bộ phận một cửa xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, thông báo ngay bằng Biểu mẫu của Bộ phận một cửa và nêu rõ lý do.
Bước 3: Thẩm định
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Chi cục Phát triển nông thôntổng hợp trình Hội đồng thẩm định hồ sơ. Hội đồng thẩm định gồm Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ tịch hội đồng, các thành viên là đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các Sở ngành liên quan và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện có liên quan.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, Hội đồng tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt.
+ Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo và nêu rõ lý do cho Chủ đầu tư dự án liên kết được biết.
Bước 4: Trình UBND tỉnh
Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết.
Bước 5: Trả kết quả
Đến ngày hẹn tổ chức, cá nhân đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả hoặc nhận kết quả tại nhà (nếu tổ chức, cá nhân đăng ký dịch vụ chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại địa chỉ yêu cầu).
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Chi cục Phát triển nông thôn.
- Trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu hoặc qua môi trường mạng.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị của chủ dự án (theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP)
+ Dự án liên kết (theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP)
+ Bản thỏa thuận cử đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP) đối với trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với nhau
+ Bản sao chụp các chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường (theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương
+ Cơ quan phối hợp: Các Sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có liên quan.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết.
8. Lệ phí: Không có
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Có
- Mẫu số 01. Đơn đề nghị hỗ trợ liên kết
- Mẫu số 02. Dự án liên kết
- Mẫu số 03. Kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết
- Mẫu số 04. Bản thỏa thuận cử đơn vị làm chủ đầu tư dự án liên kết (hoặc chủ trì liên kết;)
- Mẫu số 05. Bản cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Hợp đồng liên kết được công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Giấy chứng nhân hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
- Liên kết đảm bảo ổn định:
+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết theo dự án liên kết tối thiểu là 05 năm;
+ Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết theo dự án liên kết tối thiểu là 03 năm.
- Dự án liên kết có sự hỗ trợ của nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
+ Nghị quyết số 16/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Quyết định số 12/2020/QĐ-UBND ngày 07/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phân cấp phê duyệt hỗ trợ liên lết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 23/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.