TTHC 1.003712 - Công nhận nghề truyền thống

Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản

TTHC 1.003712 - Công nhận nghề truyền thống

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1. Nộp hồ sơ:

Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống và gửi văn bản đề nghị (kèm hồ sơ) lên Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

Ủy ban nhân dân cấp huyện tập hợp hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi lên, lập danh sách và gửi hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương. Địa điểm: Quầy số 37-38, tầng 1, tháp A, Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương (Hồ sơ đề nghị xét công nhận nghề truyền thng theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét công nhận).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận một cửa kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ. Nếu trường hợp hồ sơ không đủ thành phần hồ sơ, thông báo ngay bằng Biểu mẫu của Bộ phận một cửa và nêu rõ lý do

- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường điện tử: Bộ phận một cửa xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, thông báo ngay bằng Biểu mẫu của Bộ phận một cửa và nêu rõ lý do.

Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ, xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:

- Hoàn chỉnh hồ sơ:

Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu Hội đồng thẩm định xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân lập hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:

Trong thời hạn 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan. Nếu đủ điều kiện thì trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hồ sơ; Trường hợp không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân biết.

Bước 4: Trả kết quả

Đến ngày hẹn tổ chức, cá nhân đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả hoặc nhận kết quả tại nhà (nếu tổ chức, cá nhân đăng ký dịch vụ chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại địa chỉ yêu cầu).

2.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu hoặc qua môi trường mạng.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát trin của nghề truyền thống;

- Bn sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành ph trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hoá dân tộc của nghề truyền thống;

- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

2.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

2.7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính

2.8. Phí, lệ phí: không.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Nghề đã xuất hin tại địa phương t trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời đim đề nghị công nhận;

- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.

- Quyết định số 2767/QĐ-BNN-KTHT ngày 12/7/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính ban hành thay thế, bị thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Căn cứ Quyết định số 33/2024/QĐ-UBND ngày 8/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Chi cục Phát triển nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Liên hệ
Phòng Hành chính - Tổng hợp
  • Bà : Nguyễn Thị Hồng Trúc  
  • 0902 617 351
Phòng KTHT - PTNT
  • Ông : Lê Châu Ân
  • 0918 242 498
 

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở, nông dân trong tỉnh đã tích cực đưa sản phẩm lên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm. Công ty TNHH TM-DV Hiếu Hằng (Công ty Hiếu Hằng), xã An Long, huyện Phú Giáo, chuyên sản xuất yến, là một điển hình. Việc ứng dụng nền tảng số đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho công ty.


  • Kỹ thuật nuôi cá tai tượng sinh sản
  • Vệ sinh và Thay nước cho hồ cá cảnh
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1