Nghệ nhân Trương Tư “nặng tình” với nghề gốm
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản

(BDO) “Nặng tình” gần 60 năm với nghề gốm, nghệ nhân Trương Tư (chủ doanh nghiệp tư nhân gốm sứ Như Ngọc, khu phố Hưng Lộc, phường Hưng Định, TP.Thuận An) luôn chọn cho mình một lối đi riêng, đó là chế tác sản phẩm gốm trang trí nội ngoại thất, đưa gốm truyền thống đi vào đời sống. Ông Tư cũng là người luôn đau đáu với việc làm thế nào để lưu giữ nghề truyền thống mà cha ông đã để lại. 

Chúng tôi được giới thiệu đến gặp gỡ nghệ nhân Trương Tư, người luôn mang ý tưởng sáng tạo không ngừng trên các sản phẩm ghép gốm mỹ nghệ nội ngoại thất. Khu nhà xưởng của ông Trương Tư nằm cùng vài một cơ sở gốm khác trong một con hẻm nhỏ giữa lòng phố thị náo nhiệt. 



Nghệ nhân Trương Tư với tác phẩm gốm sơn mài treo tường trang trí vừa được tạo nên bởi chính nghệ nhân này

Nơi đây, hiện vẫn còn lưu giữ lò nung bằng đất được xây dựng từ những năm 1960 và có cả lò nung bằng điện, là khâu cuối cùng cho ra những sản phẩm ghép gốm được khách hàng gần xa yêu thích. Khách hàng bị chinh phục bởi những hoa văn mềm mại, tinh xảo trên những sản phẩm gốm mỹ nghệ do chính khối óc và đôi bàn tay của chính người nghệ nhân này sáng tạo nên. 

Nghệ nhân Trương Tư năm nay đã hơn 70 tuổi nhưng giọng nói vẫn sang sảng, vóc dáng khỏe mạnh, di chuyển nhanh nhẹn. Ông Tư cho biết, gần cả cuộc đời ông đã gắn liền với nghề gốm. Từ lúc mới chập chững theo học nghề gia truyền, dần dần trở thành thợ gốm, rồi thành chủ doanh nghiệp. Lò gốm của gia đình ông trước đây sản xuất chủ yếu là chén, tô đựng, bình hoa, lu, khạp, tượng voi bằng gốm. 

Theo ông Trương Tư, ông đã chứng kiến sự phát triển không ngừng của nghề gốm truyền thống, chuyển dần sang gốm mỹ nghệ với những thay đổi của gốm trong xu thế hội nhập. Hơn 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm ghép gốm trên mặt bàn, mặt ghế, khảm tranh áp tường trang trí bằng gốm của nghệ nhân Trương Tư đã được thị trường công nhận, sản phẩm được tiêu thụ khắp cả nước. 


Nghệ nhân Trương Tư đang làm công đoạn chà ron mặt bàn tạo ra những mảnh gốm nhỏ ghép thành

Ông Tư chia sẻ: “Xã hội ngày càng phát triển, bắt buộc người làm gốm phải có sự thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng để thích ứng thị trường, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Từ đó, ông đã cho ra đời nhiều sản phẩm gốm mới lạ, độc đáo riêng cho mình”. 

Gốm là nghề truyền thống của gia đình ông Tư, gần 60 năm gắn bó với nghề gốm ngay từ khi còn nhỏ. Thời niên thiếu, ông Tư đã biết phụ cha nhào nặn những đồ vật và dụng cụ thô sơ, đơn giản từ đất, dần dần ông tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo cho riêng mình. Thói quen quan sát đã giúp ông nghĩ ra những tác phẩm gốm mỹ nghệ đẹp mắt và sinh động. Sự hài hòa trong đường nét, sự chân thật trong màu sắc trong sản phẩm đã giúp khách hàng ưa thích tìm đến tận xưởng để nhìn ngắm ông thao tác, hướng dẫn thợ làm ra các sản phẩm như ý. 

Người nghệ nhân tài hoa Trương Tư vẫn say mê thổi hồn vào đất. Những thớ đất sét tưởng như vô tri đã trở nên có hồn hơn với khối óc sáng tạo, cặp mắt thẩm mỹ và đôi bàn tay tài hoa của ông đã tạo ra những đường nét tạc vào gốm vô cùng sinh động. 

Để làm được như vậy, người thợ phải hóa thân mình vào từng tác phẩm.  Những bộ bàn ghế được ông làm ra mang phong cách độc đáo rất riêng. Theo ông Tư, một tác phẩm được tạo ra phải trải qua nhiều công đoạn như từ các bước nhồi đất sét, tạo hình lên hoa văn, nung gốm, ghép từng mảnh gốm tạo hình, đổ bê tông, chà ron và cuối cùng hoàn thành sản phẩm.



Người thợ đang sắp xếp tỉ mỉ từng những mảnh gốm nhỏ để tạo hình

Nếu một lần được nhìn thấy những bộ bàn ghế do ông làm thì chắc hẳn mọi người sẽ rất bất ngờ bởi sự mới lạ, mặt bàn, ghế được làm từ gốm nhiều màu sắc, được sắp xếp tỉ mỉ từng những mảnh gốm nhỏ. Còn chân bàn, chân ghế được làm từ sắt mỹ nghệ sơn tĩnh điện rất đẹp mắt. 

Trong mỗi tác phẩm người xem có thể nhận ra phong cách của ông được nhất quán, mặc dù ông thực hiện tác phẩm theo nhiều chủ đề khác nhau, nhưng xuyên suốt vẫn là sự tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống cũng như sự thân thiện với môi trường từ hình ảnh hoa lá, cỏ cây trên mỗi tác phẩm. Điều độc đáo là các tác phẩm bàn, ghế, không theo một khuôn mẫu nào mà chỉ với đôi bàn tay cùng sự phong phú của tâm hồn mà ông đã tạo ra những tác phẩm hết sức độc đáo và kỳ công.

Ghi nhận những đóng góp của ông Trương Tư trong lĩnh vực sản xuất thủ công mỹ nghệ, UBND tỉnh công nhận danh hiệu nghệ nhân năm 2023. Đồng thời, các sở, ban, ngành và địa phương cũng tích cực hỗ trợ đưa các sản phẩm của ông tham gia các kỳ hội chợ nhằm quảng bá thương hiệu gốm Bình Dương.

Ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Việc công nhận nghệ nhân và thợ giỏi tỉnh Bình Dương có vai trò quan trọng, ghi nhận, biểu dương và tôn vinh công lao đóng góp của những nghệ nhân, thợ giỏi đang cống hiến tài năng, trí tuệ, sức lực cho việc khôi phục, gìn giữ và phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đáp ứng mong muốn của các nghệ nhân, thợ giỏi tiếp tục duy trì, phát triển ngành nghề, tích cực truyền nghề cho thế hệ trẻ, khôi phục nghề truyền thống và thu hút các ngành nghề mới về địa phương.

Nguồn: Nghệ nhân Trương Tư “nặng tình” với nghề gốm - Báo Bình Dương Online


Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Liên hệ
Phòng Hành chính - Tổng hợp
  • Bà : Nguyễn Thị Hồng Trúc  
  • 0902 617 351
Phòng KTHT - PTNT
  • Ông : Lê Châu Ân
  • 0918 242 498
 

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở, nông dân trong tỉnh đã tích cực đưa sản phẩm lên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm. Công ty TNHH TM-DV Hiếu Hằng (Công ty Hiếu Hằng), xã An Long, huyện Phú Giáo, chuyên sản xuất yến, là một điển hình. Việc ứng dụng nền tảng số đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho công ty.


  • Kỹ thuật nuôi cá tai tượng sinh sản
  • Vệ sinh và Thay nước cho hồ cá cảnh
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0