Thu tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản

Với mô hình trang trại của anh Lê Văn Huệ ở xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao.

Đến trang trại nuôi cá cảnh của anh Lê Văn Huệ những ngày này mới thấy hết sự đam mê, tìm tòi của anh. Không chỉ có hệ thống bể kiếng được thiết kế gọn gàng, đầy đủ hệ thống cấp thoát nước bằng van xả tự động, anh còn có cả hồ rộng để nuôi thả cá bột cùng hệ thống phun sương tự động để vừa cấp oxy cho nước vừa hấp thụ sắt, tạp chất trong nước…

Trang trại nuôi cá cảnh của anh Lê Văn Huệ ở xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng

Trước đây, anh Huệ chủ yếu dựa vào lực lượng nhân công tại chỗ để quản lý hồ cá, nhưng hiện trang trại của anh hầu như sử dụng công nghệ, máy móc thay thế, theo dõi việc sản xuất cũng trở nên thuận tiện và tiết kiệm chi phí nhân công. 

Anh Huệ kể, từ khi còn là sinh viên học ngành công nghệ thông tin tại TP.HCM, anh mua thử cặp cá cảnh về chơi trong thời gian trọ học. Sau này, khi về công tác tại Viễn thông Bình Dương, anh mày mò học hỏi thêm nhiều kỹ thuật nuôi cá và dồn hết thu nhập hàng tháng của mình vào việc mua cá. 

Thú vui ban đầu giờ trở thành nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là làm giàu khi anh Huệ quyết tâm lao vào việc kinh doanh cá. 

Anh Lê Văn Huệ bên trang trại cá của mình

Ban đầu do chưa có vốn nhiều để đầu tư nên anh thuê ao, hồ ở phường An Tây (TP.Bến Cát) để nuôi cá tứ vân, hồng nhung, cánh buồm... Quyết định nuôi cá cảnh ở hồ của anh hồi đó là một việc làm táo bạo, chưa ai nghĩ ra. Nhưng bằng niềm đam mê và có tính toán kỹ lưỡng nên anh đã thành công. Cá sinh trưởng, phát triển mạnh, các chủ vựa cá tìm đến để mua ngày càng nhiều. 

Sau nhiều năm mày mò nghiên cứu tập tính và thuần cá này, giờ đây anhHuệ đang chủ động phân phối loài cá đắt tiền này khắp thế giới mang thương hiệu cá cảnh Việt Nam. Trung bình mỗi năm anh phân phối loài cá đắt tiền này khoảng 5.000 con, với doanh số từ nuôi cá ông tiên 2,5 tỷ đồng/năm, cá vàng đạt 50 triệu đồng/tháng.

Sau khi thành công nhờ nuôi cá nội địa, năm 2005, anh mở rộng trang trại 1.200m2 để nuôi cá dĩa. Một lần nữa anh lại gây tiếng vang lớn khi mạnh dạn thả 2.000 con cá giống xuống hồ lót bạt để nuôi. Cá anh nuôi phát triển tốt, sinh sản nhiều, được tiêu thụ mạnh ở TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và các vùng lân cận.

Có được số vốn kha khá, anh Huệ về xã Thanh Tuyền để mở trang trại nuôi cá. Trang trại của anh được thiết kế quy mô lớn bao gồm mô hình bể kiếng với hệ thống cấp thoát nước bằng van xả tự động cùng hệ thống phun sương tự động để vừa cung cấp oxy, lọc tạp chất... 

Tại cơ sở mới, ban đầu anh tập trung nuôi vài giống cá thông thường để cung cấp ra thị trường như cá bao, bông cúc, bồ câu... Nhờ giá cá rẻ bán số lượng lớn nên rất dễ tiêu thụ trên thị trường. Sau này anh xuất khẩu sang nhiều nước như Singapore, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Mỹ...

Một dòng cá cảnh đẹp đang được anh Lê Văn Huệ nuôi ở trang trại cá của mình

Việc anh Huệ táo bạo khởi nghiệp từ cá cảnh và dám dùng đất vườn nhiễm phèn để tạo dựng thương hiệu cá cảnh uy tín xuất khẩu quốc tế cho thấy tiềm năng rất lớn của ngành chăn nuôi này nói chung và tiềm năng nông nghiệp của đất Thanh Tuyền nói riêng.

Anh Huệ chia sẻ, để tạo thương hiệu vững chắc, thu nhập cao hơn nữa thì mình phải chọn đối tượng cá độc quyền, ít người làm, khó làm và nhu cầu thị trường cao. Thế là vào năm 2010, bên cạnh nuôi cá vàng, cá dĩa, anh đã quyết định nuôi cá ông tiên Ai Cập. Đây là loài cá hoang dã đến từ những con sông của Colombia. 

Cá ông tiên Ai Cập chỉ có trong tự nhiên và tỷ lệ sống sót trong môi trường nhân tạo khá thấp. Đã vậy, cá ông tiên là một loại cá cảnh không phải ai cũng có thể cho sinh sản, đặc biệt là khi được nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo. Mỗi năm cá chỉ đẻ một lần và cá phải nuôi 4 - 6 tháng mới phát dục, 3 năm tuổi mới sinh sản lần đầu. 

Nói đến chuyện xuất khẩu cá, anh Huệ tâm tình: “Nhiều cái không ai tưởng nổi nhưng sự thật là mình từng xuất khẩu cá sang Singapore, Đài Loan... và được thị trường ở đó ưa chuộng. Mình nghĩ nếu phát triển tốt, nghề nuôi cá cảnh của Việt Nam là một nghề rất hấp dẫn, mang lại hiệu quả kinh tế cao”. 

Theo anh Huệ, nuôi cá cảnh hay bất cứ nuôi con vật gì cũng đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, say mê và tìm hiểu không ngừng về giống vật đó. Muốn thành công, người nuôi phải dành hết tâm sức cho việc nuôi cá. 

Ngoài ra, kỹ thuật chăm sóc cá cũng là yếu tố quan trọng để có những con cá đẹp, có giá trị cao trên thị trường. “Với việc nuôi cá cảnh cao cấp không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần người nuôi sáng tạo sắp xếp các hồ nuôi hợp lý là có thể làm giàu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người nuôi phải kiên trì, đam mê cùng với sự quan tâm tạo điều kiện và các chính sách hỗ trợ kịp thời từ địa phương và ngành chức năng”, anh Huệ chia sẻ thêm. 

Với những thành tích đã đạt liên tục hơn trong nhiều năm qua, anh Lê Văn Huệ đã được UBND tỉnh tặng bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, anh đạt nhiều danh hiệu, bằng sáng chế như Nông dân Bình Dương xuất sắc, Nghệ nhân nuôi cá cảnh tỉnh Bình Dương…

Nguồn: Thu tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao - Báo Bình Dương Online

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Liên hệ
Phòng Hành chính - Tổng hợp
  • Bà : Nguyễn Thị Hồng Trúc  
  • 0902 617 351
Phòng KTHT - PTNT
  • Ông : Lê Châu Ân
  • 0918 242 498
 

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở, nông dân trong tỉnh đã tích cực đưa sản phẩm lên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm. Công ty TNHH TM-DV Hiếu Hằng (Công ty Hiếu Hằng), xã An Long, huyện Phú Giáo, chuyên sản xuất yến, là một điển hình. Việc ứng dụng nền tảng số đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho công ty.


  • Kỹ thuật nuôi cá tai tượng sinh sản
  • Vệ sinh và Thay nước cho hồ cá cảnh
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0