1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống và gửi văn bản đề nghị (kèm hồ sơ) lên Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Ủy ban nhân dân cấp huyện tập hợp hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi lên, lập danh sách và gửi hồ sơ nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến hoặc trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Chi cục Phát triển nông thôn.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận một cửa kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ. Nếu trường hợp hồ sơ không đủ thành phần hồ sơ, thông báo ngay bằng Biểu mẫu của Bộ phận một cửa và nêu rõ lý do.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường điện tử: Bộ phận một cửa xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, thông báo ngay bằng Biểu mẫu của Bộ phận một cửa và nêu rõ lý do.
Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ, xem xét hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Chi cục Phát triển nông thôn tham mưu Hội đồng thẩm định xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân lập hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan. Nếu đủ điều kiện thì trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hồ sơ; Trường hợp không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân biết.
Bước 4: Trả kết quả
Đến ngày hẹn tổ chức, cá nhân đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả hoặc nhận kết quả tại nhà (nếu tổ chức, cá nhân đăng ký dịch vụ chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại địa chỉ yêu cầu).
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Chi cục Phát triển nông thôn.
- Trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu hoặc qua môi trường mạng.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ
+ Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.
+ Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Văn bản đề nghị công nhận làng nghề của Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện, danh sách các làng nghề đề nghị công nhận.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương
+ Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định hành chính; Giấy Chứng nhận
8. Phí, lệ phí (nếu có): không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có):
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
+ Tiêu chí 1: Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn.
+ Tiêu chí 2: Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
+ Tiêu chí 3: Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
+ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.
+ Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND ngày 04/05/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Ban hành quy định trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.